Ô nhiễm không khí trong nhà và cách khắc phục

Nhiều người thường nghĩ rằng tình trạng ô nhiễm không khí chỉ xảy ra ở đường phố hay các khu công nghiệp mà không biết rằng không gian trong chính ngôi nhà mình đang sống cũng có thể bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà gây nên rất nhiều vấn đề nguy hại với sức khỏe. 

Hãy tưởng tượng việc cả gia đình bạn trở về nhà sau một ngày bận rộn, mọi người thở phào vì đã thoát khỏi cảnh phải hít khói bụi ô nhiễm và tiếng ồn trên đường. Điều này làm cho bạn cảm thấy rất sảng khoái sau một ngày dài. Tuy nhiên, bạn sẽ nghĩ gì khi chúng tôi nói rằng môi trường bên trong nhà bạn cũng có thể đang trong tình trạng ô nhiễm đáng báo động.

Ô nhiễm không khí trong nhà là gì?

Thực tế, không khí trong nhà mà bạn hít thở là một loại hỗn hợp khí nguy hiểm bao gồm các chất kích thích, chất gây ung thư, hóa chất gây hại, chất gây độc thần kinh, mạt bụi nhà, chất gây dị ứng và vi trùng… Chúng đến từ các hoạt động thường ngày trong ngôi nhà của bạn. Tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người ở mọi độ tuổi. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và rối loạn phát triển, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh.

Những nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà

  • Sự tăng trưởng của nấm mốc.
  • Sưởi ấm, nấu ăn bằng các loại than.
  • Thảm chùi chân, thảm trải sàn.
  • Sơn tường.
  • Khói thuốc lá.
  • Hóa chất tẩy rửa.
  • Sơn, véc ni trên đồ gia dụng, nội thất.
  • Sáp thơm, xịt phòng nhân tạo làm mát không khí.
  • Sử dụng hóa mỹ phẩm có chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.
  • Thú cưng.

Những biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà

  • Không hút thuốc.
  • Không nấu ăn bằng nhiên liệu hóa thạch (than đá)
  • Thông gió, lọc khói, lọc không khí cho ngôi nhà.
  • Kiểm soát sự tăng trưởng của nấm mốc.
  • Nói không với các sản phẩm có mùi thơm.
  • Không sử dụng băng phiến (long não).
  • Lau và hút bụi thường xuyên.
  • Giặt quần áo mới, chăn, drap, vỏ gối… trước khi sử dụng.
  • Tránh dùng sơn có chứa chì.
  • Để giày dép bên ngoài.
  • Chỉ mua thảm được chứng nhận an toàn.
  • Cài đặt báo động khói và dò khí carbon monoxide.
  • Sử dụng chất tẩy rửa hữu cơ.
  • Thêm cây xanh vào không gian sống.
  • Giữ cho phòng tắm và nhà bếp luôn khô ráo.
  • Sử dụng sản phẩm làm đẹp đúng chỗ và tiết kiệm.

Related Posts:

Lịch sử phát triển của inox

Thép không gỉ hay còn gọi là: thép không rỉ,...

Cách phân biệt inox 201, 304 VÀ 316

Các loại inox trên thị trường hiện nay rất đa...

phân biệt inox bằng acid

Những cách phân biệt inox hiệu quả nhất

Nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ inox ngày...

0938385957